A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông năm 2024

Ngày 21-22/11/2024, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum tổ chức tập huấn công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông năm 2024.

Nhằm cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước đối với công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phát ngôn, cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước; bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước và các lực lượng tham gia hoạt động thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay và hoạt động thực tế góp phần truyền thông quảng bá hình ảnh địa phương.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum đã tổ chức tập huấn công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông năm 2024. Về tham dự lớp tập huấn có các đồng chí đại diện lãnh đạo và công chức chuyên môn phụ trách lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê thuộc UBND các xã, phường, thị trấn đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Theo chương trình tập huấn, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã tổ chức cho các học viên tham quan thực tế tại các điểm nổi bật trên địa bàn huyện Ngọc hồi gồm Cột mốc 3 biên Việt Nam - Lào - Campuchia, Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và Nhà văn hóa hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia.

Đoàn bắt đầu di chuyển từ UBND thị trấn Plei Kần tới điểm đến đầu tiên đó là Cột mốc 3 biên Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi mà “một tiếng gà gáy cả 3 nước cùng nghe”. Tại đây, rất vinh dự và tự hào khi được chào cờ, hát Quốc ca Việt Nam, ngoài ra còn được nghe đồng chí cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển và ý nghĩa của cột mốc 3 biên. Cột mốc 3 biên Việt Nam - Lào - Campuchia được khởi công xây dựng ngày 29/11/2007, khánh thành ngày 18/01/2008 và được cắm ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia trên đỉnh núi có độ cao 1.086m, phía Việt Nam là tỉnh Kon Tum, phía Lào là tỉnh Attapư, phía Campuchia là tỉnh Ratanakiri, cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y 10km, cách thành phố Kon Tum 90km. Vị trí Mốc ngã ba biên giới là điểm cuối cùng của đường biên giới đất liền Việt Nam-Lào dài 2.337.459 km và điểm đầu tiên của đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia dài 1.257.781 km. Cột mốc được thiết kế thân hình trụ có chóp tam giác đều; kích thước cao 2m, rộng 0,6 m; nặng nguyên khối 900 kg; vật liệu được làm bằng đá hoa cương nguyên khối; trên mỗi mặt mốc có khắc quốc huy, biểu tượng, tên quốc gia và số năm cắm mốc; mặt mốc hướng về mỗi quốc gia; đế mốc hình tròn thể hiện sự bình đẳng và phù hợp với địa hình, điều kiện tự nhiên của khu vực, về đường đi lên ở 3 hướng của ba quốc gia được xếp bằng đá, đối với đường đi lên ở hướng Việt Nam được xếp bằng đá hoa cương và gồm 125 bậc.

Khu vực cột mốc biên giới ba nước không những có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc phòng an ninh và đối ngoại, mà còn là một nơi linh thiêng, ngoài ranh giới pháp lý về lãnh thổ, nơi đó lưu lại chứng tích, công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên, đặc biệt nơi đây - Vùng Tam biển, cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi tiếng gà gáy 3 nước cùng nghe, nơi mà với 125 bậc tam cấp và 100 bước chân chúng ta có thể đi vòng qua 3 nước.

Cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia là một minh chứng về hòa bình và tình hữu nghị anh em của ba nước Đông Dương, biểu tượng thể hiện rõ nét ý chí, nguyện vọng và quyết tâm của chính phủ và nhân dân ba nước trong hợp tác giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, là minh chứng thể hiện sự tin cậy và tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam, Lào và Campuchia.

Hình ảnh một số học viên huyện Đăk Glei chụp ảnh lưu niệm tại Cột mốc 3 biên Việt Nam - Lào - Campuchia

Hình ảnh một số học viên huyện Đăk Glei chụp ảnh lưu niệm tại Cột mốc 3 biên Việt Nam - Lào - Campuchia

Điểm đến thứ hai là Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Tại đây các học viên đã được nghe giới thiệu về quá trình xây dựng và ý nghĩa Cột mốc 790, Cột mốc 790 nằm trên đường biên giới Việt Nam và Lào đoạn biên giới qua hai tỉnh Kon Tum và Attapư, nằm dọc theo quốc lộ 40 của Việt Nam và quốc lộ 18B của Lào, được chính thức khởi công năm 2009, có tổng chiều cao kể cả phần đế là 2,2m  và nằm trong khuôn viên rộng 650 m2 cùng với một số hạng mục công trình như: hệ thống điện, bờ kè và hệ thống cây xanh… Lễ khánh thành cột mốc 790 có ý nghĩa quan trọng, đúng vào dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; chuẩn bị kỷ niệm 33 năm ngày ký Hiệp ước Hữư nghị và Hợp tác (18/7/1977 - 18/7/2010) và 48 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2010); thể hiện tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc.

Hình ảnh học viên lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm tại Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y

Hình ảnh học viên lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm tại Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y

Hình ảnh một số học viên huyện Đăk Glei chụp kỷ niệm tại Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y

Một số học viên lớp tập huấn chụp ảnh kỷ niệm tại cột mốc 790

Một số học viên lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc 790

Điểm dừng chân cuối cùng của Đoàn tại Nhà văn hóa hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 7 năm 2023 có tổng diện tích 2.440m2, gồm 8 hạng mục, tổng diện tích xây dựng hơn 1.000m2 và được xây dựng theo kiến trúc mô hình nhà Rông của các dân tộc thiểu số ở Kon Tum. Công trình là biểu tượng của của sự đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa quân đội và nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Công trình được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa tinh thần của Nhân dân địa phương và hoạt động giao lưu hữu nghị giữa chính quyền, nhân dân khu vực biên giới ba nước. Tại đây, một số học viên đã được chụp ảnh lưu niệm trong chuyến hành trình đầy ý nghĩa, thiết thực.

Hình ảnh học viên lớp tập huấn chụp ảnh kỷ niệm tại Nhà văn hóa hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia

Hình ảnh học viên lớp tập huấn chụp ảnh kỷ niệm tài Nhà văn hóa hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia

Khóa tập huấn đã tạo thuận lợi cho học viên tiếp thu, nắm vững những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ để vận dụng tốt trong thực tiễn công tác. Ngoài ra, việc đi thực tế giúp học viên giao lưu, học hỏi và rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công việc sau khi tham gia khóa tập huấn đầy ý nghĩa và thiết thực.

Tin bài: Y Hồng


Tác giả: Tin: Y Hồng
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
TUYÊN TRUYỀN DỊCH VỤ CÔNG
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3
Tháng trước : 259
Năm 2025 : 811
LIÊN KẾT